Bảng phí bảo trì đường bộ ô tô, xe tải 2020 mới nhất. Cập nhập thông tin phí bảo trì đường bộ để chuẩn bị chi phí khi đi đăng kiểm xe. Các loại xe ô tô, xe tải được miễn phí bảo trì đường bộ.
Nội Dung Bài Viết
Phí bảo trì đường bộ là gì?
Phí đường bộ, hay còn gọi là phí bảo trì đường bộ là loại phí mà chủ các phương tiện giao thông lưu thông trên đường bộ phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì đường bộ, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện khi tham gia giao thông. Phí đường bảo trì đường bộ được thu theo tháng, năm, hoặc chu kỳ đăng kiểm xe mức nộp phí đường bộ do nhà nước quy định. Sau khi nộp phí đường bộ, thì chủ phương tiện sẽ được phát tem để dán vào kính chắn gió trước xe, trên tem đó sẽ ghi rõ ngày bắt đầu và ngày hết hạn. Thường thì tem sẽ được phát khi bạn đi đăng kiểm xe.
Phí bảo trì đường bộ khác hoàn toàn với phí cầu đường. Phí cầu đường là phí mà các chủ phương tiện nộp trực tiếp tại các trạm thu phí (BOT) trên các đoạn đường nhất định khi tham gia giao thông. Phí cầu đường là phí mà nhà nước, các doanh nghiệp đầu tư (BOT) thu để bù lại chi phí bỏ ra để làm đường, phí được thu trực tiếp mỗi lần đi qua . Chính vì thế mà chủ xe phải phân biệt phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường là hoàn toàn khác nhau.
Biểu mức thu phí bảo trì đường bộ
STT | Loại phương tiện chịu phí | Mức phí thu (nghìn đồng) | |||||
1 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 30 tháng | ||
1 | Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân | 130 | 780 | 1.560 | 2.280 | 3.000 | 3.660 |
2 | Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ | 180 | 1.080 | 2.160 | 3.150 | 4.150 | 5.070 |
3 | Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg | 270 | 1.620 | 3.240 | 4.730 | 6.220 | 7.600 |
4 | Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg | 390 | 2.340 | 4.680 | 6.830 | 8.990 | 10.970 |
5 | Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg | 590 | 3.540 | 7.080 | 10.340 | 13.590 | 16.600 |
6 | Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg | 720 | 4.320 | 8.640 | 12.610 | 16.590 | 20.260 |
7 | Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg | 1.040 | 6.240 | 12.480 | 18.220 | 23.960 | 29.270 |
8 | Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên | 1.430 | 8.580 | 17.160 | 25.050 | 32.950 | 40.240 |
Phí đường bộ nộp chậm có bị phạt không ?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đặc biệt đối với những khách hàng khi mua xe cũ, mà chủ xe trước không đăng kiểm chậm nộp phí đường bộ. Xin trả lời câu hỏi của chủ xe và các bạn thắc mắc là chậm nộp phí đường bộ thì sẽ KHÔNG bị phạt nhé. Nhưng khi đi nộp phí, thì cơ quan thu phí sẽ truy thu toàn bộ số tiền mà chủ xe chậm đi nộp phí không thiếu 1 đồng.
Ngoài ra, kể cả xe sử dụng ít hay sử dụng nhiều, hay không sử dụng thì đều phải nộp phí đường bộ nếu xe đó có thể được phép di chuyển trên đường. Các loại xe không di chuyển được trên đường mà phải trợ giúp của các dòng xe hỗ trợ khác thì không cần phải nộp phí đường bộ.
Phí đường bộ tốt nhất là nên nộp cùng với phí đăng kiểm, khi đi đăng kiểm, để tránh phải đi lại nhiều lần vất vả, mất công mất sức.
Các loại xe ô tô, xe tải được miễn phí bảo trì đường bộ.
– Xe cứu thương
– Xe cứu hỏa
– Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ
– Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ôtô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, mang biển số màu đỏ).
– Xe chuyên dùng phục vụ an ninh (xe ô tô) của các lực lượng công an (Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố, Công an quận, huyện,…) bao gồm:
- a) Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: Trên nóc xe ô tô có đèn xoay và hai bên thân xe ô tô có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”.
- b) Xe ô tô cảnh sát 113 có có in dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe.
- c) Xe ô tô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe.
- d) Xe ô tô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ.
- đ) Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn.
Nộp phí đường bộ ở đâu
Thông thường phí bảo trì đường bộ được nộp cùng khi đi đăng kiểm xe được nhiều chủ xe áp dụng nhất, trên thực tế khi đi đăng kiểm, thì cơ quan đăng kiểm cũng sẽ nhắc chủ xe nộp luôn phí bảo trì đường bộ luôn.